Hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính

Kiểm kê khí nhà kính (kế toán carbon) là quá trình thu thập và báo cáo dữ liệu về lượng phát thải khí nhà kính (GHG) từ các hoạt động của doanh nghiệp hoặc quốc gia. Hoạt động này giúp xác định nguồn phát thải và là cơ sở để thiết lập các biện pháp giảm thiểu tác động của khí nhà kính lên môi trường.

Theo tiêu chuẩn GRI 305, kiểm kê bao gồm ba phạm vi:

  • – Phát thải trực tiếp.
  • – Phát thải gián tiếp từ nguồn năng lượng mua.
  • – Phát thải gián tiếp từ các hoạt động khác trong kinh doanh.

1. Quy định pháp luật về kiểm kê khí nhà kính

– Căn cứ Mục 7, Điều 91, Luật Bảo vệ Môi trường 2020:

  • Cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính định kỳ hai năm một lần và gửi kết quả cho Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01 tháng 12 của kỳ báo cáo.
  • Cơ sở phải xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hàng năm, tích hợp với các chương trình quản lý môi trường hiện có.
  • Hằng năm, cơ sở lập báo cáo về mức giảm phát thải và gửi cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan trước ngày 31 tháng 12 của kỳ báo cáo.

– Thông tư số 96/2020/TT-BTC

– Nghị định số 06/2022/NĐ-CP

– Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg

2. Các lĩnh vực và đối tượng phải kiểm kê khí nhà kính

Theo Điều 5 Nghị định 06/2022/NĐ-CP:

  • Các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ quy định.
  • Các bộ quản lý lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất, lâm nghiệp, quản lý chất thải, và công nghiệp như Bộ Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng.
  • Các tổ chức, cá nhân ngoài danh mục trên được khuyến khích thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo khả năng của mình.

Các lĩnh vực phải kiểm kê khí nhà kính (Căn cứ Điều 1 Quyết định 01/2022/QĐ-TTg và Phụ lục 1 ban hành kèm theo quyết định)

Lĩnh vực Ngành
Năng lượng
  • Công nghiệp sản xuất năng lượng
  • Tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp, thương mại, dịch vụ và dân dụng
  • Khai thác than
  • Khai thác dầu và khí tự nhiên
Giao thông vận tải
  • Tiêu thụ năng lượng trong giao thông vận tải
Xây dựng
  • Tiêu thụ năng lượng trong ngành xây dựng
  • Các quá trình công nghiệp trong sản xuất vật liệu xây dựng
Các quá trình công nghiệp
  • Sản xuất hóa chất
  • Luyện kim
  • Công nghiệp điện tử
  • Sử dụng sản phẩm thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ozone
  • Sản xuất và sử dụng các sản phẩm công nghiệp khác
Nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất
  • Chăn nuôi
  • Lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất
  • Trồng trọt
  • Tiêu thụ năng lượng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
  • Các nguồn phát thải khác trong nông nghiệp
Chất thải
  • Bãi chôn lấp chất thải rắn
  • Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học
  • Thiêu đốt và đốt lộ thiên chất thải
  • Xử lý và xả thải nước thải
Cơ sở pháp lý về việc thực hiện kiểm kê khí nhà kính
Cơ sở pháp lý về việc thực hiện kiểm kê khí nhà kính

3. Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính

Các yêu cầu cơ bản về kiểm kê khí nhà kính
Các yêu cầu cơ bản về kiểm kê khí nhà kính

(Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 06/2022/NĐ-CP)

Ngoài ra, việc kiểm kê khí nhà kính của doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

  • TCVN ISO 14064-1:2018 về định lượng phát thải và loại bỏ khí nhà kính.
  • Higg Index (Higg FEM 3.0) đánh giá tiêu chuẩn môi trường của doanh nghiệp.
  • Global Recycled Standard (GRS 4.0) theo dõi hàm lượng vật liệu tái chế.
  • Global Organic Textile Standard (GOTS 6.0) kiểm soát nguyên liệu và hạn chế hóa chất độc hại trong dệt may.

4. Hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính

Theo Thông tư 17/2022/TT-BTNMT, cách tính phát thải khí nhà kính bao gồm 9 bước:

  1. Xác định phương thức kiểm kê: Áp dụng hướng dẫn IPCC 2006 và 2019 cho từng lĩnh vực.
  2. Chọn hệ số phát thải: Dựa trên danh mục của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  3. Thu thập dữ liệu: Từ hướng dẫn IPCC và các nguồn thống kê.
  4. Tính toán phát thải: Dựa trên phương pháp kiểm kê đã xác định.
  5. Kiểm soát chất lượng: Kiểm tra và điều chỉnh số liệu.
  6. Đảm bảo chất lượng: Theo hướng dẫn IPCC, thực hiện bởi cơ quan thẩm quyền.
  7. Đánh giá độ không chắc chắn: Xác định và tổng hợp dữ liệu.
  8. Tính toán lại nếu cần: Khi có sai sót hoặc thay đổi phương pháp.
  9. Xây dựng báo cáo: Theo mẫu quy định tại Nghị định 06/2022/NĐ-CP

Trên đây là các hướng dẫn cơ bản về việc tuân thủ quy định về kiểm kê và báo cáo giảm nhẹ khí nhà kính theo Luật Bảo vệ Môi trường 2020. Thực hiện đúng các quy trình thực hiện kiểm kê và báo cáo sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ minh bạch trong hoạt động mà còn góp phần vào nỗ lực toàn cầu chống biến đổi khí hậu. Cam kết và thực hiện nghiêm túc các quy định này là bước quan trọng để đảm bảo phát triển bền vững và bảo vệ môi trường cho thế hệ tương lai.

Mọi thắc măc, góp ý, yêu cầu tư vấn vui lòng liên hệ Vincef được phản hồi nhanh nhất

Rate this post